Cập nhật lúc: 17:53 13-10-2023 Mục tin: Đề thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM
Xem thêm: Đề thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM
ĐỀ THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẦN 1: NGÔN NGỮ
Lĩnh vực: Tiếng Việt – Tiếng Anh (40 câu hỏi)
1. Xác định thành phần được gạch dưới trong câu văn sau: U đã về đấy ạ?.
A. Thành phần gọi đáp
B. Thành phần cảm thán
C. Thành phần tình thái
D. Thành phần phụ chú
2. Từ nào được dùng sai trong câu văn sau: Nụ cười và nét mặt rực rỡ của cô ấy đã trở thành ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi.
A. nét mặt
B. rực rỡ
C. ấn tượng
D. sâu đậm
3. Nội dung nào không được đề cập đến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
A. Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ khắc nghiệt của binh đoàn
B. Nỗi nhớ thiết tha về thiên nhiên và con người Tây Tiến Tây Tiến
C. Xuất thân của các chiến sĩ Tây Tiến là những người nông dân mặc áo lính
D. Sự hy sinh anh dũng của những người lính Tây Tiến và lòng cảm phục của tác giả.
4. Thành ngữ “đẽo cày giữa đường” chỉ kiểu người nào trong xã hội?
A. Người nông dân làm ăn vất vả quanh năm
B. Người thợ mộc làm công việc đục đẽo bên đường
C. Người chăm chỉ, luôn tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện bản thân
D. Người không có chính kiến, luôn làm theo những gì người khác nói
5. Xác định phép liên kết trong các câu văn sau: Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. (Vũ Tú Nam, Cây gạo)
A. Phép lặp
B. Phép nối
C. Phép thế
D. Phép liên tưởng
6. Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau:
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó, Sao ta không … ngay tự trong tâm.
(Nguyễn Quang Hưng, Tự sự)
A. đẹp
B. méo
C. tròn
D. sửa
7. Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả?
A. khuông nhạc
B. khuông mặt
C. khuông mẫu
D. khuông phép
8. Hãy cho biết lỗi sai của câu sau: “Là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam, thơ Tố Hữu giàu tính trữ tình chính trị, luôn hướng tới tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người Cách mạng”.
A. Sai logic
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ
D. Sai quy chiếu
9. Mình sẽ đi lúc có thể chẳng ai ngoái theo nhìn nỗi yên tâm dù thế nào cũng còn một nơi có thể quay về khi chồn chân mỏi gối thường sẽ làm cho đường xa bỗng có thêm nhiều lối và lòng người dễ thay đổi khi nhìn thấy hoàng hôn...
Mình sẽ đi lúc mình còn có cả một tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường...
(Nguyễn Phong Việt – Mình sẽ đi qua hết núi đồi)
Cụm từ “lấm láp bụi đường” trong đoạn thơ trên mang nghĩa là gì?
A. Những đau khổ, bất hạnh, bi kịch
B. Những kinh nghiệm cá nhân về đi du lịch
C. Những trải nghiệm thực tế trong đời sống
D. Những niềm vui nỗi buồn của tuổi trẻ
10. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “Thế là anh ta ... đồ đạc, lên đường, ... cả ngày trước cửa quan. ”
A. gói gém, chầu trực
B. gói ghém, chầu chực
C. gói gém, chầu chực
D. gói ghém, chầu trực
11. Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: Mưa tháng ba … đất, mưa tháng tư hư đất.
A. ra
B. hoa
C. mát
D. có
12. Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm của phong trào Thơ mới?
A. Sự phá vỡ hệ thống thi pháp thơ ca cổ điển
B. Sự phát triển mạnh mẽ của cái tôi cá nhân trong văn học
C. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
D. Sự xuất hiện cùng một lúc nhiều phong cách thơ độc đáo trên văn đàn văn học Việt Nam
13. Các từ bao biện, chăm chú, đi đứng thuộc loại từ nào?
A. Từ ghép đẳng lập
B. Từ ghép chính phụ
C. Từ láy toàn thể
D. Từ láy bộ phận
14.
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt suơng gieo
Hiền nhân quan tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
(Đèo Ba Dội, Hồ Xuân Hương)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Tự do
C. Bảy chữ
D. Lục bát
15. Trong các câu sau:
I. Những người mẹ bao giờ cũng yêu thương con hơn chính cả mạng sống của mình.
II. Vừa về đến nhà, con chó đã vẫy đuôi mừng quýnh.
III. Chiều nay, cả lớp được nghỉ, chúng tôi tha thẩn đi nhặt chò nâu.
IV. Giữa việc Dũng thích tôi và việc anh ấy cần xây dựng sự nghiệp.
Câu nào sai?
A. I và II.
B. II và III.
C. II và IV.
D. I và III.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:
“Sương mù là một nét phong vận riêng của sông Hương, xuất hiện khoảng cuối năm đến đầu hạ, vào tinh mơ, cuối chiều và những đêm trăng lạnh; cũng nhiều khi ghé lại bất ngờ như một gã lãng du. Nhiều tháng dài thành phố xưa hư ảo trong sương; dòng sông mịt mùng trôi trong cơn mê dài, chỉ còn những ánh lửa thuyền chài lay động ý thức giữa cõi thực và cõi mộng. Người ta ngồi nói chuyện với nhau trong khoang thuyền chỉ lờ mờ nhìn thấy mặt nhau qua màn sương, trong khi bên ngoài những nét cong mềm của cầu Trường Tiền, những mái lầu đội nón của hoàng thành và những cây bàng, cây bồ đề trụi hết lá hai bên sông đều nhạt nhòa đi thành những nét xuất thần trên một bức tranh lụa cổ. Mùa này, những thiếu nữ Huế thường đi ra ngoài với áo trắng dài, nhìn cứ như những dáng người từ sương mù sinh ra. Dù đi xa hoặc phải thay đổi lối sống, họ vẫn giữ mãi mầu áo ấy như kỷ niệm của tình yêu trinh bạch, và những tháng năm âm ỷ mộng đầy trời. Những tháng sương mù đã đưa Huế quay lại với linh hồn một cố đô sâu thẳm trong thời gian; và dù qua bao nhiêu thành phố trên thế giới, người ta vẫn giữ về Huế một ấn tượng riêng của tâm hồn mình, như trong một câu phương ngôn Nhật Bản: "đừng quấy động những gì đã yên tĩnh"”
(Trích “Sử thi buồn”, Hoàng Phủ Ngọc Tường, NXB Văn học, 1986)
16. Từ phong vận trong câu: “Sương mù là một nét phong vận riêng của sông Hương, xuất hiện khoảng cuối năm đến đầu hạ, vào tinh mơ, cuối chiều và những đêm trăng lạnh; cũng nhiều khi ghé lại bất ngờ như một gã lãng du” có nghĩa là gì?
A. Bức tranh đẹp đẽ
B. Vẻ đẹp ấn tượng
C. Đặc điểm thời tiết
D. Đặc điểm chính
17. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Dù đi xa hoặc phải thay đổi lối sống, họ vẫn giữ mãi mầu áo ấy như kỷ niệm của tình yêu trinh bạch, và những tháng năm âm ỷ mộng đầy trời. ”
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Nói quá
D. Điệp từ
18. Xác định phương thức biểu đạt chính của các câu văn sau: Người ta ngồi nói chuyện với nhau trong khoang thuyền chỉ lờ mờ nhìn thấy mặt nhau qua màn sương, trong khi bên ngoài những nét cong mềm của cầu Trường Tiền, những mái lầu đội nón của hoàng thành và những cây bàng, cây bồ đề trụi hết lá hai bên sông đều nhạt nhòa đi thành những nét xuất thần trên một bức tranh lụa cổ. Mùa này, những thiếu nữ Huế thường đi ra ngoài với áo trắng dài, nhìn cứ như những dáng người từ sương mù sinh ra.
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
19. Đoạn văn trên được viết theo kiểu nào?
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Tổng – phân – hợp
D. Song hành
20. Nội dung nào sau đây không được đề cập đến trong văn bản trên?
A. Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong sương mù.
B. Xứ Huế cổ kính và bình yên.
C. Cuộc sống của những con người ở vùng đất cố đô.
D. Cầu Trường Tiền soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương.
Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
21. The members of the team received a certificate.
A. all
B. each
C. every
D. any
22. You can borrow this computer, I
A. am not going to need it
B. won’t have been needing it
C. am not needing it
D. will need it
23. The floods brought death and to the area.
A. destroy
B. destructive
C. destruction
D. destructiveness
24. There are fourteen days left before the international conference, so we’re departing to Hanoi two weeks.
A. in
B. for
C. at
D. on
25. We postponed because we didn’t have enough money.
A. having painted our house
B. have painted our house
C. having our house painted
D. getting our house paint
Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
26. Different countries have different weathers, so their everyday clothes are not similar.
A. have
B. weathers
C. everyday
D. clothes
27. Space X has likewise been steadily raising funds, included $500 million in a round this year
A. likewise
B. raising
C. included
D. this
28. If it hadn’t been to the night-watchman, the fire would have been out of control.
A. hadn’t
B. to
C. would
D. out
29. I think they will be here soon as they have just phoned me they are in the way.
A. will
B. soon as
C. phoned
D. in
30. This is George’s brother, with who I went to school when I was a child.
A. brother
B. who
C. school
D. a child
31. Which of the following best restates each of the given sentences? I think it’s wrong for you to give him too much care.
A. You don’t have to care for him too much.
B. You shouldn’t take too much care of him.
C. Caring for him is wong.
D. He doesn’t care much about you, so why do you have to care for him?
32. Which of the following best restates each of the given sentences? ‘Don’t forget to enclose a cheque, will you?’ the clerk said to me.
A. The clerk reminded putting a cheque in the envelope.
B. The clerk tells me to enclose a cheque.
C. The clerk insisted that I didn’t forget my cheque.
D. The clerk reminded me to put a cheque in the envelope.
33. Which of the following best restates each of the given sentences? At the moment peopel think the accident is Nick’s fault.
A. It was Nick who caused the accident.
B. At the moment Nick is to blame on the accident.
C. Nick is currently being blamed for the accident.
D. The accident was obviously Nick’s fault.
34. Which of the following best restates each of the given sentences? Today’s teens have no use for Facebook. For one, their parents are on it.
A. For teenagers, Facebook has become out of date.
B. One of the reasons why teenagers nowadays don’t have a Facebook account is that the parents also use it.
C. If parents hadn’t used Facebook, today’s teen would have loved it.
D. It is parents who ban their teenage children from using Facebook.
35. Which of the following best restates each of the given sentences? I wish I hadn’t sold that old painting.
A. It’s a pity that I sold that old painting.
B. I wish that I wouldn’t sold that old painting.
C. It’s a pity that I had sold this old painting.
D. Selling that old painting is terrible.
Read the passage carefully then answer question 36 – 40.
It all started when my friends and I booked some concert tickets to go and see Pulse, who we considered to be one of the coolest bands around, playing exactly our type of music. But before we went, one of our group suggested we should practise a few dance moves, like the ones the band was so famous for. We were pretty sure everyone else in the audience would be doing exactly that, so we were keen to avoid turning up to the concert only to feel totally excluded, and reduced to the status of mere spectators in front of the stage. So, after a few hopeless attempts at home, we decided to try a dance studio in the city centre.
I set off early that morning […] and rushed down to the studio where we'd be learning how to dance along to the kind of stuff that bands like Pulse are into. […] We walked into the dance studio where we'd be learning the moves, and instantly felt as if, instead of participating in a class, we'd somehow signed up to take part in some high-profile pop band's dance video which was to be expected actually. […] Anyway, I was relieved to find that most of the other people in our class weren't anywhere near becoming professional dancers either. That became pretty clear during the warm-up, when it was obvious some of them were even more uncoordinated than I was. Even so, that part of the class was a bit of a shock to the system. I'd assumed we'd be doing some simple muscle-warming exercises like I do at football practice, but evidently not. We were straight into some tough dances and exercises performed along to some rap music I hadn't heard before.
Finally, […] after dancing for only a short time, I really began to imagine I'd got the hang of it and would be looking pretty cool at the concert. Then I suddenly caught sight of myself in the studio mirrors, struggling and straining to keep up with the rest of the class, […] Anyway, to cut a long story short, by the end of the session I really felt I'd got somewhere. Afterwards, my friends and I stepped out into the street, safe in the knowledge that even if we weren't going to be wowing the concert crowds with our moves, at least we wouldn't be totally left out!
36. What would be a suitable title for the passage?
A. My talented friends
B. An impossible ambition
C. The best concert I’ve ever been to
D. A way of joining in
37. What does the word ‘o nes’ in paragraph 1 refer to?
A. types of music
B. dance moves
C. audience
D. concert tickets
38. What motivated Dan and his friends to go to the dance studio?
A. They thought their favourite singer might be there, too.
B. They were keen to impress at an event they were attending.
C. They hoped they might be invited to dance on stage at a concert.
D. They knew the studio taught dance moves to their favourite band’s music.
39. Why did Dan describe the warm-up as a shock to the system?
A. The other students there were even worse dancers than him.
B. The music they danced to was not at all what he’d expected.
C. The moves were far from the gentle introduction he’d imagined.
D. The session was led by some strict professional dancers.
40. In paragraph 3, what is the phrase “got the hang of” closest in meaing to?
A. progressed
B. persuaded
C. understood
D. had difficulty with
-----------------------HẾT-------------------------
Tổng hợp: Dethidanhgianangluc.info
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?
Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Các bài khác cùng chuyên mục
Tuyển tập đề thi đánh giá năng lực mới nhất, đề ôn luyện thi đánh giá năng lực tất cả các phần