Cập nhật lúc: 14:53 08-12-2023 Mục tin: Đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội
Xem thêm: Đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội
Đề ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội - Phần Khoa học - Số 8
- Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên và xã hội -
Câu 101: Nội dung chủ yếu trong đạo luật Phục hưng công nghiệp trong Chính sách mới của Tổng thống Mỹ Rudoven là
A. kêu gọi tư bản nước ngoài vào các ngành công nghiệp theo hợp đồng dài hạn.
B. tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
C. tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng tiêu thụ với chủ tư bản.
D. cho phép phát triển tự do một số ngành công nghiệp mà không cần những hợp đồng thỏa thuận.
Câu 102: Chính sách kinh tế mới (NEP) là sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế
A. kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
B. nhiều thành phần, nhưng đặt dưới sự kiểm soát của tư bản tư nhân.
C. do tư nhân nắm độc quyền về mọi lĩnh vực.
D. nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Câu 103: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
1. Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
2. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên sáng lập báo Thanh niên
3. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập
4. Đông Dương Cộng sản đảng thành lập.
A. 2,1,3,4. B. 3,1,2,4. C. 1,2,3,4. D. 2,1,4,3.
Câu 104: Thực tiễn xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã để lại cho Đảng ta bài học về
A. phát huy sức mạnh toàn dân.
B. tăng cường hợp tác quốc tế.
C. xây dựng nền kinh tế thị trường.
D. xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Câu 105: Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam trong những năm 1921 - 1929 có điểm khác biệt nào sau đây so với chủ trương cứu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX?
A. Gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
B. Giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức của thực dân.
C. Gắn vấn đề dân tộc với dân chủ, dân quyền.
D. Giành độc lập gắn với khôi phục chế độ quân chủ.
Câu 106: Một điểm khác của chiến dịch Điện Biên Phủ so với các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là
A. Nơi đông dân nhiều của để cung cấp tiềm lực cho chiến tranh.
B. Nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
C. Nơi tập trung các cơ quan đầu não của cả Việt Nam và Pháp.
D. Nơi quan trọng về chiến lược và mạnh nhất của địch.
Câu 107: Ngay khi thực dân Pháp tiến công Việt Bắc (1947), Đảng Cộng sản Đông Dương đã nhanh chóng đưa ra chỉ thị nào?
A. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của Pháp.
B. Phải “dụ địch, điều địch” để phá tan cuộc tiến công của Pháp.
C. Phải tập trung toàn bộ binh lực cho chiến trường Việt Bắc.
D. Phải giáng cho Pháp một đòn đánh lớn ở Việt Bắc.
Câu 108: Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc khi mới về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã chọn Cao Bằng làm nơi dừng chân đầu tiên, vì đó là
A. quần chúng cách mạng sẵn sàng hi sinh để đấu tranh.
B. bọn đế quốc xâm lược có nhiều sơ hở, không quan tâm.
C. các lực lượng chính trị, vũ trang đã vào vị trí sẵn sàng.
D. có phong trào cách mạng tốt, cùng địa hình hiểm yếu.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:
Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời, họ cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không tránh khỏi. Hơn nữa, những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.
Ngày 8 – 8 – 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Thái Lan và Philippin. Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 – 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).
Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội.
Vào thời điểm này, quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.
Sau thời kì căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỷ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Campuchia”, Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hoà dịu. Đây cũng là thời kì kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 31).
Câu 109: Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực trên thế giới.
B. Muốn liên kết lại để hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn.
C. Tác động của xu thế toàn cầu hóa.
D. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
Câu 110: Nhận xét nào dưới đây về Hiệp ước Bali (2-1976) được kí kết giữa các nước trong tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là không đúng?
A. Hiệp ước đã mở ra thời kỳ phát triển mới của tổ chức ASEAN.
B. Đây là hiệp ước mang tính bình đẳng và có tính chất pháp lí quốc tế.
C. Hiệp ước đánh dấu chấm dứt sự chia rẽ giữa các nước trong khu vực.
D. Hiệp ước nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước.
Câu 111: Kiểu khí hậu nào phó phổ biến ở miền Tây Trung Quốc
A. Cận nhiệt Địa Trung Hải
B. Cận nhiệt đới gió mùa
C. Ôn đới lục địa
D. Ôn đới gió mùa
Câu 112: Khó khăn lớn nhất mà ASEAN cần phải vượt qua nhằm tăng cường sự hợp tác và gắn kết giữa các nước thành viên là
A. trình độ phát triển kinh tế chênh lệch.
B. tình trạng đói nghèo vẫn còn xảy ra
C. sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên.
D. sự khác biệt về tôn giáo và chính trị.
Câu 113: Khí hậu trước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu là nhờ
A. có Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang kéo dài
B. nằm trên đường di cư của các luồng sinh vật
C. nằm trong khu vực nội chí tuyên bán cầu Bắc
D. nằm ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
Câu 114: Ở nước ta, rừng phòng hộ bao gồm
A. rừng trồng, rừng tre, rừng rậm thường xanh.
B. rừng ở thượng nguồn các con sông, ven biển.
C. rừng sản xuất, rừng tái sinh, rừng đặc dụng.
D. các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 115: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào không phải đô thị loại 2?
A. Thanh Hóa. B. Huế. C. Quy Nhơn. D. Đà Lạt.
Câu 116: Cho bảng số liệu
(Đơn vị: nghìn ha)
Các nhóm cây\Năm |
1990 |
2000 |
2010 |
2014 |
Tổng số |
9040,0 |
12644,3 |
14061,1 |
14804,1 |
Cây lương thực |
6474,6 |
8399,1 |
8615,9 |
8992,3 |
Cây công nghiệp |
1199,3 |
2229,4 |
2808,1 |
2844,6 |
Cây khác |
1366,1 |
2015,8 |
2637,1 |
2967,2 |
(Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng với sự thể hiện của bảng số liệu trên?
A. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây khác thấp hơn tổng số cây.
B. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây khác là thấp nhất.
C. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây công nghiệp là cao nhất.
D. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây lương thực cao hơn cây khác
Câu 117: Thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay ngày càng đa dạng do
A. chất lượng lao động ngày càng cao.
B. chế biến ngày càng được phát triển.
C. thị trường tiêu thụ được mở rộng.
D. diện tích mặt nước nuôi trồng tăng.
Câu 118: Đặc điểm nào sau đây không đúng về ngành du lịch của nước ta?
A. Số lượng khách nội địa ít hơn khách quốc tế.
B. Hình thành từ những năm 60 của thế kỷ XX.
C. Cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng ngày càng phát triển.
D. Phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX đến nay.
Câu 119: Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn.
B. thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.
C. mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh.
D. đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp.
Câu 120: Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do
A. dân đông, tài nguyên tự nhiên bị khai thác quá mức
B. lao động trồng trọt đông, dịch vụ còn chưa đa dạng.
C. nguồn lao động dồi dào, kinh tế còn chậm phát triển
D. mật độ dân số cao, phân bố dân cư không đồng đều.
Câu 121: Để xác định suất điện động E của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình bên (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của 1/I (nghịch đảo số chỉ của ampe kế A) vào giá trị R của biến trở như hình bên (H2). Giá trị trung bình của E được xác định bởi thí nghiệm này là
A. 2,5V. B. 2,0V. C. 1,0V. D. 1,5V
Câu 122: Một vùng không gian ABCD có từ trường đều với vecto cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng giấy, chiều hướng ra ngoài như hình vẽ. Một khung dây kim loại EFGH di chuyển từ ngoài vào trong vùng không gian có từ trường. Tại thời điểm khung dây đi vào từ trường một phần (phần còn lại vẫn nằm ngoài từ trường) thì
A. chưa xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây.
B. dòng điện cảm ứng có chiều cùng chiều kim đồng hồ.
C. dòng điện cảm ứng có chiều ngược chiều kim đồng hồ.
D. dòng điện cảm ứng đã xuất hiện nhưng đổi chiều liên tục.
Câu 123: Để chữa tật cận thị, người bị cận thị phải đeo
A. kính áp tròng.
B. thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp.
C. kính lão.
D. thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp.
Câu 124: Vật nặng của con lắc lò xo thực hiện dao động điều hoà có li độ x và biên độ A. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của động năng K của con lắc theo x có dạng
A. Hình A. B. Hình B. C. Hình C. D. Hình D.
Câu 125: Ống dài hở một đầu. Nó được đóng ở đầu kia bằng một piston có thể di chuyển được dọc theo ống, như hình vẽ. Loa tạo ra âm thanh có tần số 550Hz được đặt gần đầu hở của ống. Piston được dịch chuyển dọc theo ống và nghe thấy âm thanh lớn ở đầu hở khi khoảng cách L giữa piston và đầu hở của ống là 45cm. Tốc độ âm thanh trong ống bằng 330m.s-. Xác định tần số thấp nhất mà âm phát ra trong ống có chiều dài L = 45cm.
A. 900 Hz B. 550 Hz C. 180 Hz D. 90 Hz
Câu 126: Trong điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ. Biết nguồn có chu kỳ bán rã là 4 năm. Khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho 1 liều xạ là 10 phút. Hỏi sau hai năm thời gian cho 1 liều xạ là bao nhiêu phút:
A. 14 B. 10 C. 20 D. 7
Câu 127: Trong các hình sau, hình nào diễn tả đúng phương và chiều của cường độ điện trường E, cảm ứng từ B và tốc độ truyền sóng v của một sóng điện từ?
A. Hình a B. Hình b C. Hình c D. Hình d
Câu 128: Trong các nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim,... có lắp máy sấy tay cảm ứng trong nhà vệ sinh. Khi người sử dụng đưa tay vào vùng cảm ứng, thiết bị sẽ tự động sấy để làm khô tay và ngắt khi người sử dụng đưa tay ra. Máy sấy tay này hoạt động dựa trên hiện tượng
A. cảm ứng tia tử ngoại phát ra từ bàn tay.
B. cảm ứng độ ẩm của bàn tay.
C. cảm ứng tia hồng ngoại phát ra từ bàn tay.
D. cảm ứng tia X phát ra từ bàn tay.
Câu 129: Người ta sản xuất ra các loại công tắc điện có đặc điểm sau đây: khi đèn trong phòng tắt ta thấy nút bấm của công tắc phát ra ánh sáng màu xanh. Sự phát quang này kéo dài hàng giờ, rất thuận tiện cho việc tìm chỗ bật đèn trong đêm. Đó là hiện tượng:
A. huỳnh quang
B. điện phát quang
C. lân quang
D. tia catot phát quang
Câu 130: Một nhà vườn trồng hoa phục vụ dịp tết. Do thời tiết lạnh kéo dài, để hoa nở đúng tết phải dùng các bóng đèn sợi đốt loại 200V –200W để thắp sáng và sưởi ấm vườn hoa vào ban đêm. Biết điện năng được truyền từ trạm điện đến nhà vườn bằng đường tải một pha có điện trở 50Q, điện áp hiệu dụng tại trạm là 1500V. Ở nhà vườn, người ta dùng máy hạ áp lý tưởng. Coi rằng hao phí điện năng chỉ xảy ra trên đường dây tải điện và hệ số công suất của mạch luôn bằng 1. Để các đèn sáng bình thường thì số bóng đèn tối đa mà nhà vườn có thể sử dụng cùng lúc là
Đáp án:…………………
Câu 131: Nung nóng hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,2 mol hỗn hợp Y (gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết 0,2 mol Y phản ứng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,30. B. 0,10. C. 0,05. D. 0,20.
Câu 132: Cho biết độ tan của NaNO3 trong nước ở 20°C là 88 gam, còn ở 50°C là 114 gam. Khi làm lạnh 642 gam dung dịch NaNO3 bão hòa từ 50°C xuống 20°C thì có bao nhiêu gam tinh thể NaNO3 tách ra khỏi dung dịch?
A. 64 gam. B. 88 gam. C. 78 gam. D. 42 gam.
Câu 133: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và 1,5a mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít khí CO2. Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,12. B. 1,68. C. 2,24. D. 3,36.
Câu 134: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,2 mol một amino axit X cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 2M. Số nhóm cacboxyl(-COOH) có trong X là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 135: Tiến hành thí nghiệm các dung dịch X1; X2; X3 và X4 với thuốc thử theo bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X1 |
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm |
Có màu tím |
X2 |
Dung dịch I2 |
Có màu xanh đặc trưng |
X3 |
Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng |
Kết tủa trắng bạc |
X4 |
Dung dịch KMnO4 |
Mất màu thuốc tím |
Dung dịch X1, X2, X3, X4, lần lượt là
A. lòng trắng trứng, hồ tinh bột, saccarozơ, glucozơ.
B. lòng trắng trứng, fructozơ, glucozơ, saccarozơ.
C. hồ tinh bột, saccarozơ, lòng trắng trứng, glucozơ.
D. lòng trắng trứng, hồ tinh bột, fructozơ, glucozơ.
Câu 136: Chất nào sau đây không có phản ứng trùng hợp?
A. Etilen.
B. Vinyl clorua.
C. Stiren
D. Benzen.
Câu 137: Hỗn hợp X gồm a mol P và b mol S. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng thu được dung dịch Y và thoát ra khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất).
Trung hoà dung dịch Y bằng NaOH thì cần bao nhiêu mol?
A. (3,2a + 1,6b).
B. (1,2a + 3b).
C. (3a + 2b).
D. (4a + 3,2b)
Câu 138: Chất nào sau đây là chất không điện li?
A. Ca(OH)2. B. C₂H5OH. C. CH3COOH. D. KNO3.
Câu 139: Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm với dung dịch axit clohidric:
• Nhóm thứ nhất: Cân 1 gam kẽm miếng và thả vào cốc đựng 200 ml dung dịch axit HCl 2M
• Nhóm thứ hai: Cân 1 gam kẽm bột và thả vào cốc đựng 300 ml dung dịch axit HCl 2M
Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do:
A. Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.
B. Diện tích bề mặt kẽm bột lớn hơn kẽm miếng.
C. Nồng độ kẽm bột lớn hơn.
D. Cả ba nguyên nhân đều sai.
Câu 140: Cho 9,38 gam hỗn hợp X1 gồm: đimetyl ađipat; anlyl axetat; glixerol triaxetat và phenyl benzoat thủy phân hoàn toàn trong dung dịch KOH dư, đun nóng, thu được a gam hỗn hợp muối và 2,43 gam hỗn hợp X2 gồm các ancol. Cho toàn bộ hỗn hợp X2, thu được ở trên tác dụng với K dư, thu được 0,728 lít H2 (ở đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 9,38 gam hỗn hợp X1 bằng O2 dư, thu được 11,312 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam H2O. Xác định giá trị của a.
Đáp án: …………………
Câu 141: Trong những loài sau, những loài có dạ dày 4 ngăn là:
(1). Ngựa. (2). Thỏ. (3). Chó. (4). Trâu. (5). Bò. (6). Cừu. (7). Dê.
A. (1), (3), (4), (5).
B. (1), (4), (5), (6).
C. (2), (4), (5), (7).
D. (4), (5), (6), (7).
Câu 142: Một người vô tình thuộc được lời của một bài hát đang “hot” vì nhiều nơi đều mở bài hát này.
Đây là ví dụ về hình thức học tập nào ở người?
A. Quen nhờn. B. Học khôn. C. Điều kiện hóa D. Học ngầm.
Câu 143: Tirôxin được sản sinh ra ở
A. tuyến giáp B. buồng trứng C. tuyến yên D. tinh hoàn
Câu 144: Xét các đặc điểm sau:
(1) Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống
(2) Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di chuyền
(3) Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi
(4) Là hình thức sinh sản phổ biến
(5) Thích nghi tốt với môi trường sống ổn định
Những đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật là
A. (2) và (3) B. (1) và (5) C. (2) và (5) D. (4) và (5)
Câu 145: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cơ thể mang gen đột biến luôn được gọi là thể đột biến.
B. Đột biến gen luôn được di truyền cho thế hệ sau.
C. Quá trình tự nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung thì thường phát sinh đột biến gen.
D. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì không thể phát sinh đột biến gen.
Câu 146: Ở cừu, gen A nằm trên NST thường qui định có sừng, a qui định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực có sừng với cừu cái không sừng đều mang kiểu gen dị hợp tử, thu được F1. Do tác động của các nhân tố tiến hóa nên tỉ lệ giới tính giữa con cái và con đực ở F1 không bằng nhau. Người ta thống kê được tỉ lệ cừu có sừng ở F1 là 7/16 . Biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giới tính ở F1 là
A. 3 ♀ : ♂1. B. 3 ♂ : ♀ 1. C. 5 ♂ : ♀ 3 D. 5 ♀ : ♂ 3
Câu 147: Enzim cắt restrictaza được dùng trong kĩ thuật di truyền vì nó có khả năng
A. phân loại được các gen cần chuyển.
B. nhận biết và cắt ADN ở những điểm xác định để tạo đầu dính.
C. nối gen cần chuyển vào thể truyền để tạo ADN tái tổ hợp.
D. đánh dấu được thể truyền để dễ nhận biết trong quá trình chuyển gen.
Câu 148: Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
B. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, nếu có các gen có cùng mức độ gây hại như nhau và cùng nằm trên nhiễm sắc thể thường thì gen đột biến lặn sẽ bị loại bỏ khỏi quần thể nhanh hơn gen đột biến trội.
C. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, tần số của các alen có lợi được tăng lên trong quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp đến kiểu gen và alen của các cá thể trong quần thể.
Câu 149: Khi nói về các đặc trưng của quần thể, nhận định vào sau đây sai?
A. Phân bố đồng đều thường gặp khi các điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
B. Mật độ quần thể thường không cố định và thay đổi theo mùa hay theo điều kiện sống.
C. Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể ở trong điều kiện môi trường thay đổi.
D. Khi mật độ quần thể ở mức trung bình thì mức sinh sản của quần thể lớn nhất.
Câu 150: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau :
Xác suất để người III.2 mang gen bệnh là bao nhiêu?
Đáp án:.......
Đáp án Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN - Phần Khoa học - Đề 8
101. B | 102. D | 103. D | 104. A | 105. A | 106. D | 107. A | 108. D | 109. C | 110. C |
111. C | 112. A | 113. A | 114. B | 115. B | 116. C | 117. C | 118. A | 119. B | 120. C |
121. C | 122. B | 123. B | 124. B | 125. C | 126. A | 127. C | 128. C | 129. C | 130. 51 |
131. B | 132. C | 133. D | 134. B | 135. D | 136. D | 137. D | 138. B | 139. B | 140. 12, 47 |
141. D | 142. D | 143. A | 144. C | 145. C | 146. D | 147. B | 148. C | 149. A | 150. 0,75 |
Tổng hợp: Dethidanhgianangluc.info
Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Các bài khác cùng chuyên mục
Tuyển tập đề thi đánh giá năng lực mới nhất, đề ôn luyện thi đánh giá năng lực tất cả các phần