Đề thi thử đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội - Phần Khoa học (đề 3)

Cập nhật lúc: 10:25 02-10-2023 Mục tin: Đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội


Tham khảo phía dưới đề thi thử đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội phần Khoa học (đề 3) được biên soạn bởi ban chuyên môn Tuyensinh247.com

NỘI DUNG BÀI THI

BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM


PHẦN III – KHOA HỌC

Câu 101: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Mỹ (1929-1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp.                

B. Công nghiệp.           

C. Tài chính- ngân hàng.            

D. Thương mại- dịch vụ.

Câu 102: Vì sao khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thế giới thứ hai lại thay đổi?

A. Vì cuộc chiến tranh của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc.

B. Vì Liên Xô là lực lượng hòa bình, dân chủ.

C. Vì Liên Xô và Đức có sự đối lập về ý thức hệ.

D. Vì Liên Xô không phải là lực lượng chủ động gây chiến.

Câu 103: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo.

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Công nghiệp quốc phòng.

D. Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

Câu 104: Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Liên Xô, Mĩ, Anh.

B. Hoa Kỳ, Anh, Pháp.

C. Anh, Đức, Nhật Bản.

D. Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.

Câu 105: Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?

A. Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ.

B. Tăng cường vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

C. Thể hiện tính đa dạng trong tổ chức.

D. Kiềm chế sự mâu thuẫn giữa các cường quốc.

Câu 106: Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?

A. Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp.

B. Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất.

C. Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam.

D. Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn.

Câu 107: Phong trào cải cách chính trị - văn hóa của những nhân vật nào ở Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến nước ta những năm cuối thế kỉ XIX?

A. Tôn Trung Sơn.

C. Lương Khải Siêu.

B. Mao Trạch Đông.

D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.

Câu 108: Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?

A. Di chuyển lực lượng để các vùng tự do.

B. Tổ chức phản công để phá vòng vây.

C. Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp.

D. Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước.

Câu 109: Nhà tư sản nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?

A. Bạch Thái Bưởi.

B. Nguyễn Hữu Hào.

C. Lê Phát Đạt.

D. Trần Hữu Định.

Câu 110: Sự thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau?

A. Phải có sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.

B. Phải có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.

C. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế.

D. Phải đấu tranh vũ trang để giành chính quyền.

Câu 111: Đâu không phải là mặt hàng nông sản được Hoa kỳ xuất khẩu nhiều nhất đứng đầu thế giới về sản lượng?

A. Ngô.

B. Đậu tương.

C. Trái cây.

D. Dầu thô.

Câu 112: Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

2000

2005

2010

2020

Nhập khẩu

519,9

667,5

859,2

785,4

Xuất khẩu

452,1

599,8

782,1

786,2

(Nguồn: WB,2022)

Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về Cán cân xuất, nhập khẩu của hàng hoá và dịch vụ của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2020?

A. Năm 2020 Nhật Bản là một quốc gia nhập siêu với cán cân - 0,8.

B. Năm 2000 - 2010 Nhật Bản ở mức nhập siêu đặc biệt là năm 2010 với cân cân là -77,1.

C. Năm 2000 - 2010 cán cân nhập siêu tăng nhẹ từ -67,7 lên -67,8

D. Năm 2005 - 2010 cán cân nhập siêu đang có xu hướng giảm nhẹ từ -77,1 xuống -67,7.

Câu 113: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp cho nước ta có nền nhiệt độ cao, chan hoà ánh nắng?

A. Khí hậu gió mùa có tính phân mùa rõ rệt.

B. Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.

C. Nằm trong khu vực gió mùa điển hình nhất.

D. Tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.

Câu 114: Cơ sở nào dưới đây khẳng định nước ta có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á?

A. Có vị trí gần các tuyến đường hàng hải quan trọng.

B. Có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú.

C. Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lí quân sự.

D. Là cửa ngõ ra biển Đông của của nhiều quốc gia châu Á.

Câu 115: Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm ở thượng nguồn sông, các khối núi đá vôi đồ sộ nằm ở biên giới, vùng núi thấp 500-600m nằm ở trung tâm, đồi núi thấp khoảng 100m nằm dọc ven biển là đặc điểm của vùng núi nào dưới đây?

A. Đông Bắc.

B. Trường Sơn Bắc.

C. Tây Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Câu 116: Nội dung nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi và đồng bằng ở nước ta?

A. Sông ngòi bắt đầu từ miền núi, cao nguyên và chảy qua các đồng bằng.

B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.

D. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

Câu 117: Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, còn về phía mùa cạn nước triều lấn mạnh làm cho gần ⅔ diện tích đồng bằng là đất mặn, phèn. Đó là đặc điểm của vùng đồng bằng nào?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Các đồng bằng giữa núi.

D. Đồng bằng duyên hải miền Trung.

Câu 118: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa được gọi là

A. lãnh hải.

B. nội thuỷ.

C. thềm lục địa.

D. vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 119: Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên

A. có hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh.

B. gió mùa Đông Bắc hoạt động ở mùa đông.

C. tổng lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.

D. một mùa mưa nhiều và một mùa mưa ít.

Câu 120: Phía đông là các dãy núi cao, đồ sộ, phía tây là địa hình núi trung bình, ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các cao nguyên đá vôi là đặc điểm của vùng núi nào dưới đây?

A. Đông Bắc.

B. Trường Sơn Bắc.

C. Tây Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

 

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Tuyển tập đề thi đánh giá năng lực mới nhất, đề ôn luyện thi đánh giá năng lực tất cả các phần